Dịch vụ

Nhổ răng khôn bằng máy Piezotome hiện đại

Nhổ răng khôn

Hiện nay, nhổ răng khôn là tiểu phẫu khá đơn giản và nhanh chóng. Nhổ răng khôn không hề khó thực hiện, tuy nhiên vấn đề là tại sao phải nhổ? Và nhổ như thế nào để an toàn thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây!

20220912_Rang-khon-thuong-phat-trien-khi-xuong-ham-cua-con-nguoi-ngung-tang-truong

1. Răng khôn (răng số 8) là gì?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Vì răng khôn mọc khi xương hàm đã ngừng phát triển nên thường gây mọc lệch, mọc ngầm dẫn đến sâu răng, viêm nhiễm… gây đau đớn và phiền toái cho mỗi người.

2. Tại sao nên nhổ răng khôn?

Tâm lý chung của mọi người đó chính là lo ngại việc nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh, sức khỏe thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt vì những lý do sau:

  • Răng khôn không đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai thức ăn.
  • Răng khôn nằm sâu bên trong góc hàm nên rất khó chải tới, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
  • Răng khôn mọc lệch, xô đẩy các răng bên cạnh khiến tổng thể hàm răng bị khấp khểnh.
  • Răng khôn mọc ngầm phá hủy chân răng số 7, gây viêm nhiễm và mất răng bên cạnh.
  • Răng khôn mọc thẳng bị lợi trùm gây áp xe sưng đau và khiến người bệnh bị sốt mỗi khi mọc răng.

3. Các trường hợp không nên nhổ răng số 8

Mặc dù răng khôn nên được nhổ bỏ dù mọc thẳng, tuy nhiên có một số trường hợp không nên nhổ răng 8:

  • Bệnh nhân nhiễm các bệnh viêm cấp tính như: viêm lợi, viêm khớp răng, viêm xoang…Với các trường hợp này cần điều trị khỏi các bệnh trên thì mới nên nhổ răng để đảm bảo an toàn.
  • Bệnh nhân gặp các bệnh về tim mạch hay một số bệnh liên quan đến thần kinh
  • Phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt.

Trường hợp tuyệt đối không được nhổ răng:

  • Bệnh nhân gặp các vấn đề về bạch cầu: nếu nhổ răng sẽ dễ gây tình trạng chảy máu, viêm nhiễm, rất khó điều trị thậm chí có thể gây tử vong.
  • Bệnh nhận đã từng điều trị tia X vùng hàm mặt bởi khi điều trị tia X thì việc nhổ răng có thể gây hoại tử xương hàm

4. Quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Quân Y

nho-rang-khon-nieng-rang-1-1

Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng

Trước tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát và tiến hành chụp X – quang để ước tính mức độ khó của ca nhổ răng, đồng thời phát hiện có những đặc điểm hay bất thường gì không.

Bước 2: Vệ sinh răng

Đây là bước cần thiết để tránh việc viêm nhiễm trong quá trình thực hiện nhổ răng. Đồng thời với các bệnh nhân lâu ngày không lấy cao răng thì các bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng luôn trong bước này.

Bước 3: Tiêm tê

Tiêm thuốc tê sẽ giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hay ê buốt trong khi nhổ.

Lưu ý: Nhiều bạn sẽ lo sợ đau khi tiêm tê nhưng hiện nay trước khi thực hiện tiêm các bác sĩ sẽ thoa thuốc tê lên vị trí cần tiêm, do đó giảm rõ rệt cảm giác đau buốt khi tiêm.

Bước 4:  Nhổ răng

Hiện nay, trong quá trình nhổ răng tại Nha khoa Quân Y, các bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ máy siêu âm Piezotome để thực hiện. Điều này không những rút ngắn thời gian nhổ mà còn chính xác và an toàn hơn rất nhiều so với phương pháp nhổ tay truyền thống.

Nhổ răng khôn được thực hiện bằng cách rạch một đường nhỏ để lộ thân răng, sau đó sử dụng máy nhổ răng siêu âm Piezotome để tác động làm đứt các dây chằng nha chu. Nhờ đó, răng khôn sẽ tách dần ra khỏi nướu mà không gây xâm lấn, hạn chế chảy máu tối đa.

Bước 5: Khâu đóng kín vết thương 

Bác sĩ sẽ khâu đóng kín vết thương bằng chỉ tự tiêu và hoàn tất quá trình nhổ răng. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám sau 1 tuần.

bbe42f25eb3f4861112e 39f83b44fe5e5d00044f 6f948fc14bdbe885b1ca

z5540997963512_539282e4c4da1fbccc9c017ce9a5b9fb

Đăng ký